Cần bao nhiêu vốn để kinh doanh trên Amazon với FBA và Dropshipping Serial 2 #4

Vốn là thứ không thể bỏ qua khi bắt đầu dinh doanh trên bất kỳ lĩnh vực nào. Thời gian gần đây rất nhiều bài báo, kênh truyền thông và các Group trên cộng đồng Facebook nói đến việc bán hàng trên Amazon rất sôi nổi, rất nhiều thành công với doanh thu cực kỳ lớn.

Nhưng đằng sau sự thành công đó mình chưa thấy có bài viết nào thực sự cụ thể để nói về vốn hay vấn đề tài chính để thực thi được dự án bán hàng trên amazon. Và cũng thực sự lấy làm tiếc khi nhiều người chạy theo những bài tung hứng về doanh thu và lợi nhuận sau đó đầu tư vào mà không thu được 1 kết quả gì.
Quan điểm của các nhân mình khi tham gia 1 lĩnh vực mới là PHẢI HIỂU ĐƯỢC CUỘC CHƠI + CÓ NGƯỜI ĐI CÙNG + 1 SƯ PHỤ
Bài viết này của mình sẽ dựa vào kinh nghiệm cá nhân cùng với 1 số thông tin mình học hỏi được từ những người bán hàng thành công ở trên thế giới. Những ví dụ đưa ra cũng sẽ rất cụ thể nhưng trong 1 khuôn khổ hẹp hơn, cơ bản nhất để các bạn nắm được dễ dàng.
CẦN BAO NHIÊU VỐN ĐỂ BÁN HÀNG FBA AMAZON
Nếu bạn chưa hiểu FBA là gì thì có thể đọc lại các bài viết trên blog của mình. Mình cũng chỉ tóm tắt lại hình thức bán hàng FBA viết tắt của Fulfillment by Amazon, nhà bán hàng sẽ là người tìm sản phẩm, mua sản phẩm này và gửi đến kho hàng của amazon, tức là hàng hóa của bạn được lưu kho tại trung tâm đóng gói của Amazon, Amazon sẽ tiếp nhận đóng gói, vận chuyển và cung cấp dịch vụ khách hàng cho các sản phẩm này. Bạn sẽ chỉ phải kiểm soát lượng hàng tồn trong kho để tránh bị hết hàng và làm công việc marketing để bán được hàng, những việc còn lại Amazon sẽ làm cho bạn.
Thứ cần nắm được ở đây là bạn sẽ làm gì và amazon sẽ làm gì để có thể lên toàn bộ chi phí vốn. Chúng ta sẽ có 1 danh sách như sau:
Công việc của người bán hàng:
- Lập tài khoản bán hàng trên amazon.
- Tìm kiếm, nghiên cứu sản phẩm tiềm năng, sử dụng các công cụ phân tích sản phẩm, đối thủ.
- Mua hàng từ nhà sản xuất.
- Vận chuyển hàng từ nhà sản xuất đến kho hàng của Amazon
- Chi trả phí vận hành của amazon
- Làm marketing, chạy PPC để bắt đầu bán hàng.
Công việc của Amazon:
- Lưu kho hàng hóa, quản lý số lượng hàng trong kho
- Tiếp nhận đơn đặt hàng và chăm sóc khách hàng khi bán được hàng.
- Vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng.

Tổng kết lại chúng ta sẽ có các khoản chi phí sau đây với FBA:
- Phí lập tài khoản và duy trì tài khoản : Thời điểm hiện tại việc lập tài khoản trên Amazon vô cùng khó và cần nhiều thời gian hơn trước từ 3-6 tháng. Vì thời gian khá lâu và khó lập nên chúng ta có thể mua tài khoản để bán hàng, giá sẽ giao động từ 5-8tr với tài khoản chưa qua xác minh hoặc 25-30tr với tài khoản đã qua xác minh. Phí duy trì tài khoản hàng tháng sẽ là 40$
- Phí mua hàng từ nhà sản xuất: Chi phí này phụ thuộc vào việc bạn bán sản phẩm do bạn lựa chọn hoặc có thể là sản phẩm bạn tự sản xuất để bán. Sẽ có 1 ví dụ để bạn có thể tính toán cho mình ở bên dưới.
- Phí vận chuyển hàng : với chi phí này bạn sẽ phải trả cho đơn vị Logitic vận chuyển từ nhà sản xuất đến kho hàng của Amazon. Chi phí này phục thuộc vào loại hàng bạn bán và khối lượng hàng hóa chuyển đi.
- Phí lưu kho tại Amazon Warehouse : chi phí này phụ thuộc vào số lượng và loại mặt hàng bạn đang bán. Sẽ có 1 biểu mẫu riêng cho mặt hàng của bạn khi list sản phẩm. Chi phí này sẽ tăng trong 1 vài tháng cuối năm.
- Chi phí Run PPC, làm marketing cho sản phẩm: đây là chi phí cho giai đoạn chạy PPC để bán được hàng và làm truyền thông hoặc tạo những đợt giảm giá để đẩy sản phẩm của bạn có thứ hạng tốt + feedback tốt từ người mua hàng.
- Chi phí Full Fillment: Chi trả cho dịch vụ đóng hàng, chăm sóc và vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng
- Chi phí mua tool phục vụ công việc: Bạn cần phải có bộ công cụ cần thiết để phân tích thị trường và các sản phẩm đang bán trên amazon.
- Chi phí cơ sở vật chất, nhân sự: Đây là thứ mà rất nhiều người bỏ qua, không thể không tính công của bản thân khi đã đầu tư công sức vào để thực hiện công việc này. Nếu cảm thấy khó định mức hãy lấy mức lương cơ bản của Việt Nam để tham khảo.
- Chi phí xây dựng listing: Có thể bạn sẽ phải thuê 1 người nước ngoài để Viết mô tả sản phẩm và làm hình ảnh video, phần này liên qua đến chuyển đổi mua hàng và profile của sản phẩm nên rất quan trọng.
- Chi phí dịch vụ khác: Có thể kể đến như các dịch vụ hỗ trợ gửi Mail cho Kh đã mua hàng, dịch vụ mua Feedback, dịch vụ mua máy VPS, lập website, marketing trên Facebook Pinterest Youtube.
VÍ DỤ VIỆC BÁN 1 SẢN PHẨM FBA
Cụ thể nhất chúng ta sẽ đi vào ví dụ sau để có thể nắm được chắc hơn về các khoản chi phí sẽ phát sinh.
Trong ví dụ này mình sẽ bỏ qua phần nghiên cứu tìm sản phẩm mà đi thẳng vào 1 sản phẩm đã chọn. Ngoài ra mình cũng sẽ dựa vào 1 công thức được tham khảo trên trang sellics để đưa ra 1 vài số liệu chính xác hơn về chi phí, giá bán.
Bên dưới là 1 bảng cấu thành từ giá bán của sản phẩm với các chi phí chính

Khi nhìn vào ảnh trên chúng ta sẽ thắc mắc rằng 9 khoản chi phí ở trên không xuất hiện đủ trong bảng cấu thành giá của sản phẩm. Đến đây chúng ta sẽ phải tính đến thời gian hòa vốn là bao lâu, để san hết tất cả các khoản chi phí vào khoảng thời gian đó sau khoảng thời gian đó chúng ta sẽ có lãi và tổng thể được tính đúng như trong bảng cấu thành giá trên.
Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ tính theo công thức để đưa ra 1 số chi phí khi chưa thể dự toán được khi chưa làm và cách tính khác là tổng hợp 10 khoản chi phí trên lại chúng ta sẽ có thể đưa ra được chính xác 90% chi phí vốn ban đầu cho 1 dự án FBA.

Sản phẩm để bán hiện tại tham khảo từ 1 nhà bán hàng khác có thông tin như sau:
Price – Giá bán: 11.88 usd
Variation – các lựa chọn: có 3 lựa chọn màu

Thống kê các khoản chi phí như sau:
1. Chi phí trả cho amazon về lưu kho và fullfillment:
Chi phí này chiếm 25% của giá bán
Tổng chi: 2.97$
2. Chi phí mua hàng từ nhà sản xuất và chi phí vận chuyển: vào đây để xem chi tiết tham khảo giá từ nhà sx Alibaba
Theo công thức chúng ta sẽ có tổng chi phí này là 43% của 11.88$ = 5.1$
Chúng ta sẽ mua với số lượng 1000 pcs với mức giá cho cả chi phí này là 5100$
Tổng chi: 5100$

3. Chi phí chung
Chi phí này chiếm 10% giá bán. Tính cho 1000 sản phẩm.
Tổng chi: 1180$
Như vậy tổng chi phí của chúng ta sẽ là: 2.97*1000 + 5100 + 1180 = 9250$
Buôn tài không bằng dài vốn
Bên trên là cách tính toán cho cả chặng đường đi dài với sản phẩm, số liệu vốn thực tế sẽ thấp hơn khi bạn quay vòng vốn với sản phẩm đã bán được. Việc tính toán chi tiết hơn sẽ phải tính đủ 10 chi phí và chiến lược bán hàng cụ thể của sản phẩm theo gia đoạn.
Mình sẽ update thêm case study để đi hàng 1 sản phẩm trong 1 bài viết chuyên sâu khác. Các bạn có thể kham khảo 1 số thông tin về chi phí khác theo các đường link bên dưới:
- Chi phí FullFillment cho Oder FBA : tại đây hoặc tại đây
- Chi phí lưu kho hàng tháng tại Warehouse: tại đây
- Chi phí lưu kho thời gian dài: tại đây
- Chi phí trả hoặc thanh lý hàng tồn kho FBA: tại đây
- Công cụ tính doanh thu chi phí theo Asin có sẵn của Amazon cung cấp: tại đây
Với FBA các bạn hãy chuẩn bị cho mình nhiều thông tin và nguồn vốn tốt nhất có thể để theo đuổi nó. Lúa tốt chỉ có khi đủ chín và được nuôi dưỡng hàng ngày, với kinh doanh thì đó là con đường dài hơi và sự tinh khôn.
CẦN BAO NHIÊU VỐN ĐỂ BÁN HÀNG DROPSHIPPING AMAZON
Có lẽ với cuộc chơi FBA thì bạn phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Nhưng với Dropshipping ngay sau đây thì mọi thứ trở lên đơn giản hơn rất nhiều.
Tóm tắt lại Dropshipping Amazon là như thế nào: Dropshipping hiểu đơn giản là ” bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển ” Một hình thức kinh doanh, buôn bán mà Bạn/Mình là nhà bán lẻ nhưng không giữ hàng trong kho. Khi khách hàng mua hàng, bạn sẽ qua bên nhà cung cấp của bạn mua hàng và yêu cầu nhà cung cấp vận chuyển hàng tới tay khách hàng. Bạn sẽ không phải vận chuyển hàng đến cho khách mà chỉ tập trung vào việc marketing sản phẩm, theo dõi đơn hàng, Chăm sóc khách hàng. Lợi nhuận mà bạn đạt được chính là chênh lệch giá giữa nhà cung cấp và giá mình bán cho khách hàng đã trừ đi chi phí vận chuyển.

Các công việc mà người bán hàng theo hình thức Dropshipping phải làm
- Lập tài khoản bán hàng, chi trả khoản phí hàng tháng 40$
- Tìm kiếm sản phẩm tiềm năng, tối ưu listing và đăng lên store
- Thực hiện việc chăm sóc khách hàng khi có sold của sản phẩm
- Mua sản phẩm từ 1 nguồn bán hàng khác, thanh toán và yêu cầu bên bán hàng shipping tới địa chỉ của KH đã mua hàng trên Amazon của mình
- Xử lý các vấn đề return, refund, feedback của KH
Rõ ràng với hình thức như trên bạn không phải chi quá nhiều vốn vào việc mua hàng, lưu kho và chạy PPC làm marketing giống như FBA, có đơn hàng là chúng ta sẽ mua hàng từ 1 nguồn cung cấp sau đó mới chuyển đến tay khách hàng.
Chi phí với người bán hàng khi làm Dropshipping như sau:
- Chi phí lập tài khoản và phí duy trì tài khoản hàng tháng: việc Lập tài khoản hiện tại vô cùng khó, các bạn cũng có thể mua cho mình 1 tài khoản để bán hàng, mức giá dao động từ 5-8tr tùy từng thời điểm. Phí duy trì hàng tháng của Amazon với tài khoản Pro là 40$ 1 tháng
- Chi mua tool để nghiên cứu sản phẩm ( nếu có) : các loại tool có thể dùng như Keepa, Jungle Scout, Helium 10, Merchantwords, Keywordtool.io. Các chi phí mua tool này tùy vào người sử dụng. Ngoài các tool trên còn có nhiều tool khác giúp bạn có đơn hàng nhanh hơn.
- 1 số vốn nhỏ để mua hàng ban đầu: thời gian quay vòng vốn khi bán Dropshipping trong khoảng 40-45 ngày, bạn có thể chuẩn bị khoảng 200$ cho việc mua hàng. Nếu tiến triển tốt bạn có thể phải huy động thêm tiền.
- Tiền công của chính các bạn: việc dành thời gian làm việc bạn cũng phải tính đến tiền công của mình cho khoản đầu tư Dropship này.
Tổng kết lại chúng ta sẽ phải chuẩn bị mức tiền vốn ban đầu khoàng 250-500$
KẾT LUẬN
Với những thông tin bên trên hy vọng các bạn đã có 1 cái nhìn rõ hơn về tài chính và vốn để kiếm tiền trên amazon cũng như kế hoạch của các bạn trong dài hạn.
Bài viết sẽ được update thêm trong thời gian tới. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về FBA hay Dropshipping bạn có thể comment bên dưới để mình có thể trả lời được nhanh nhất nhé.
Cảm ơn các bạn !